Bối cảnh Chiến_dịch_tấn_công_chiến_lược_Iaşi-Chişinău

Tình hình quân sự

Kết quả của Chiến dịch tấn công Uman–BotoşaniChiến dịch tấn công Odessa từ đầu tháng 3 đến giữa tháng 4 năm 1944 đã đưa quân đội Liên Xô tiến ra đến biên giới với Romania. Tại cánh phải của Phương diện quân Ukraina 2, các tập đoàn quân 27, 40, cận vệ 7 và xe tăng cận vệ 6 đã vượt sông Prut và tiến vào lãnh thổ Romania. 5 tập đoàn quân cánh trái của Phương diện quân Ukraina 2 và 5 tập đoàn quân của Phương diện quân Ukraina 3 đã tiến đến lãnh thổ Moldova và tuyến hạ lưu sông Danube. Cuối tháng 4, đầu tháng 5 năm 1944, Phương diện quân Ukraina 2 đã có kế hoạch mở Chiến dịch Iaşi-Paşcani nhằm đánh chiếm thành phố Iaşi trong hành tiến nhưng quân đội Đức Quốc xã đã "ra tay trước". Trong tháng 5 năm 1944, quân đội Đức Quốc xã điều động đến khu vực này các sư đoàn xe tăng 14, 23, 24, "Totenkopf" và Sư đoàn cơ giới "Đại Đức" rút từ Nam Tư và các khu vực mặt trận yên tĩnh hơn đã cùng với Sư đoàn xe tăng 13, Sư đoàn cơ giới 10 và 7 sư đoàn bộ binh tại khu vực Đông Bắc Romania ổn định được tuyến phòng thủ. Ngày 30 tháng 5, Cụm tập đoàn quân Nam Ukraina (Đức) mở cuộc phản công lớn tại khu vực Iaşi-Paşcani. Ngày 9 tháng 6, quân Đức đã thọc sâu vào tuyến phòng thủ của quân đội Liên Xô 30 km và bất chấp những thiệt hại đã tung hết lực lượng dự bị chiến dịch ra để giành thắng lợi trên hướng Bălţi với ý đồ tiến vào sau lưng 4 tập đoàn quân Liên Xô đã vượt sang hữu ngạn sông Prut.[12] Mặc dù chặn được đòn phản công của 12 sư đoàn Đức nhưng cánh phải của Phương diện quân Ukraina 2 (Liên Xô) cũng phải trả giá đắt trong các trận đánh phòng ngự. Nhận thấy quân đội Liên Xô trên hướng Nam không còn khả năng tấn công trong mùa hè năm 1944, nên vào đầu tháng 5 năm đó, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô đã điều Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 đến Phương diện quân Byelorussia 3 để chuẩn bị cho các đòn đột kích mới trong Chiến dịch Bagration, Tập đoàn quân xe tăng 4 cũng được điều đi tăng cường cho Phương diện quân Ukraina 1 để chuẩn bị mở Chiến dịch Lvov-Sandomierz.[13]

Mặc dù đến tháng 7 năm 1944, Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina (Đức) vẫn sở hữu lực lượng tăng thiết giáp hùng mạnh nhất của nước Đức phát xít nhưng đến tháng 8 năm 1944, binh lực đó đã bị mỏng đi do Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức Quốc xã đã điều các sư đoàn xe tăng 14, 23, 24, "Totenkopf" và "Đại Đức" đến các khu vực Baltic, Byelorussia, Bắc Ukraina và Ba Lan để đối phó với cuộc tổng tấn công của quân đội Liên Xô trên hướng Byelorussiacuộc tấn công của Phương diện quân Ukraina 1 tại Tây Bắc Ukraina và Đông Nam Ba Lan. Vì vậy, đến tháng 8 năm 1944, lực lượng tăng thiết giáp của Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina (Đức) chỉ còn lại các Sư đoàn xe tăng 13Sư đoàn bộ binh cơ giới 10 của Đức. Để bù vào sự thiếu hụt này, quân đội Đức Quốc xã đã trang bị lại cho Sư đoàn xe tăng "Đại Romania" của Romania bằng các xe tăng Đức, trong đó có hơn 80 xe tăng Tiger-I.[14][15]

Tình hình chính trị

Giống như nhiều vùng đất của các quốc gia nhỏ ở châu Âu, do sự chiếm đóng, can thiệp và áp đặt của nhiều đế quốc lớn qua các thời đại nên bán đảo Balkan là vùng đất có lịch sử tranh chấp lãnh thổ rất phức tạp giữa các nước láng giềng. România trong quá khứ có tranh chấp lãnh thổ với Đế quốc Nga tại vùng MoldovaBắc Bukovina; với Đế quốc Áo-Hung tại vùng Transilvania; với Bulgaria tại vùng Dobruja. Ngoài vùng Dobruja, Bulgaria còn có tranh chấp lãnh thổ với Nam Tư tại các vùng Dimitrovgrad, SurdulicaBosilegrad, với Hy Lạp tại vùng Kavála. Đến lượt mình, Nam Tư cũng có tranh chấp lãnh thổ với Albania tại vùng Kosovo. Hy Lạp thì tranh chấp với Thổ Nhĩ Kỳ vùng Bizantium (Constantinopolis). Khi tiến đánh quân Đức tại Balkan, quân đội Liên Xô sẽ phải đối mặt với tất cả những mâu thuẫn chằng chịt tích tụ lại từ hàng chục thế kỷ trước đó. Trong nhật lệnh gửi quân đội và nhân dân Liên Xô ngày 1 tháng 5 năm 1944, Tổng tư lệnh I. V. Stalin nhấn mạnh:

Ở nước ngoài, bộ đội ta sẽ chiến đấu trong một bối cảnh chính trị khác về cơ bản với bối cảnh chính trị xã hội chủ nghĩa trên đất nước chúng ta. Ở đó, quyền lợi của các giai cấp đối kháng sẽ ảnh hưởng đến quá trình đấu tranh vũ trang, đến sự hiệp đồng với các nước đồng minh. Chúng ta sẽ có những người bạn tốt, song cũng sẽ có những kẻ thù, nhất là trong hàng ngũ các giới cầm quyền trước đây và trong tầng lớp những người dân ủng hộ các giới cầm quyền đó.
— I. V. Stalin.[16]

Những tranh chấp này đã tạo nên những mâu thuẫn trong khu vực và trở thành cơ sở để các cường quốc trong thế kỷ XX chi phối với vai trò trọng tài. Theo Hiệp ước Versailles năm 1920, vùng Transilvania thuộc Romania nhưng tại Phán quyết Viên lần thứ nhất ngày 2 tháng 11 năm 1938, để tranh thủ Hungary, một đồng minh thân cận của mình, Adolf Hitler đã lấy vùng Transilvania "tặng" cho Miklós Horthy, nhiếp chính của Vương quốc Hungary. Các nước đồng minh chống phát xít, trong đó có Liên Xô phản đối việc này. Tại Hội nghị Tehran, các đồng minh đã đi đến một thỏa thuận về nguyên tắc, cần lấy đường biên giới được hình thành tại Hiệp ước Versailles 1920 làm cơ sở để giải quyết tranh chấp. Tiếp theo, các nước trong vùng cần đàm phán về đường biên giới trong sự trung gian bảo trợ của các cường quốc.[17]

Vào giai đoạn suy tàn và đi đến sụp đổ của nước Đức Quốc xã, tình hình các nước vùng Balkan đã có nhiều động thái trái ngược nhau. Trong khi chính quyền Bulgaria của vua Boris III tự buộc chặt mình với chế độ Quốc xã thì những người cộng sản Bulgaria lại kiên trì các hoạt động chiến tranh du kích và kiểm soát được một số vùng núi trong nước. Tương tự như vậy, phong trào du kích của những người cộng sản Nam Tư do nguyên soái Josip Broz Tito lãnh đạo đã thu được thành quả lớn. Quân du kích Nam Tư đã phát triển quy mô đến 3 quân đoàn và kiểm soát nhiều vùng của đất nước. Tại Romania, trong khi Ion Antonescu "làm mình làm mẩy" với Hitler để đòi lại vùng Transilvania thì một số giới chức Romania lại tìm cách liên lạc với các đồng minh Anh - Mỹ để "mời" họ tiến vào Romania trước quân đội Liên Xô theo phương án mở mặt trận thứ hai tại Balkan mà thủ tướng Anh Winston Churchill đã đưa ra tại Hội nghị Tehran tháng 12 năm 1943 nhưng không được Liên Xô và Hoa Kỳ hưởng ứng. Trong khi đó, gần 285.000 đảng viên cộng sản Romania đang chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang để lật đổ chế độ thân phát xít ở Romania.[18] Nhằm ngăn chặn những âm mưu thỏa thuận riêng rẽ có thể gây tác hại cho sự hiệp đồng chiến đấu giữa chính quyền cũng như quân đội các nước đồng minh, ngày 13 tháng 5 năm 1944, các nước đồng minh Anh, Hoa Kỳ và Liên Xô đã cùng ra một tuyên bố mạnh mẽ gửi chính phủ thân phát xít ở các nước Hungary, Romania, Bulgaria và Phần Lan. Tuyên bố nói rõ:

Chính sách hiện nay của các chính phủ Hungary, Romania, Bulgaria và Phần Lan đã củng cố thêm cho bộ máy chiến tranh của nước Đức Quốc xã. Các nước này có thể rút ngắn thời hạn kết thúc chiến tranh ở châu Âu, giảm bớt tổn thất cho chính mình bằng cách góp phần vào thắng lợi của các nước đồng minh. Muốn vậy, họ phải rút khỏi chiến tranh, đình chỉ ngay việc hợp tác với nước Đức Quốc xã đang có hại đối với chính họ và sử dụng mọi lực lượng, phương tiện hiện có để chống lại chế độ Quốc xã Đức. Họ cần quyết định ngay là họ sẽ ngoan cố bám giữ lấy chính sách nguy hiểm và vô vọng của họ hay là sẽ đóng góp vào thắng lợi chung với các nước đồng minh và do đó, sẽ tránh được trách nhiệm liên lụy đến cuộc chiến tranh của chính quyền Đức Quốc xã
— Thay mặt chính phủ các nước đồng minh Anh, Hoa Kỳ và Liên Xô: Anthony Eden, Cordell Hull, Vyacheslav Molotov[19]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_tấn_công_chiến_lược_Iaşi-Chişinău http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1944S/... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1944S/... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1944S/... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1944S/... http://books.google.com/books?id=dLsnAAAAMAAJ&q=%2... http://books.google.com/books?id=q2jOf2a3-5EC&pg=P... http://books.google.com/books?id=vHNpAAAAMAAJ&q=Ja... http://books.google.com/books?id=x9cmuEoLYIQC&pg=P... http://www.kulichki.com/moshkow/MEMUARY/1939-1945/... http://www.siebenbuerger.de/sbz/sbz/news/109316028...